Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Tuesday, May 3, 2011

Bài 1: Vui buồn trên dòng Mekong


Vũ Thống Nhất


Trong những năm gần đây, “văn minh kênh rạch” Nam bộ đã trở thành chủ đề trao đổi, luận bàn đầy hứng khởi đối với du khách trong ngoài nước. Và xu hướng ngược dòng Mekong sang du lịch nước bạn cũng gia tăng nhanh hàng năm.


dulichdbscl_nangsongnhbien_bai1_1


Sông rạch ở ĐBSCL luôn thu hút du khách nước ngoài.


Bám sông


Sáng sớm, ngã ba sông Hậu trước bến Ninh Kiều gió như ngậm sương, mát lạnh. Hưng, Giám đốc Công ty Du lịch Sao Việt xiết thêm ga làm chiếc cao tốc vọt lên, hai vệt nước trải dài, trắng xóa bám chặt phía sau. Làm một vòng quanh cồn Ấu rồi thả tàu trôi dần ra sông lớn, ngửa mặt ngắm cây cầu Cần Thơ người xe tấp nập. Sông Hậu tháng 4 thật hiền hòa, cảnh vật thanh bình yên ả. Trên chiếc tàu du lịch đang xuôi vô chợ nổi Cái Răng nhiều du khách nước ngoài hứng khởi giơ tay ra vẫy.


Gần trưa, Hưng tấp tàu vào bến phía Vĩnh Long và tự tay làm đồ đãi bạn bè, toàn sản vật tươi rói từ sông Hậu. “Tay này thông thạo sông rạch khắp đồng bằng, từng lái ca nô chở chuyên gia Nhật làm cầu Cần Thơ đi dọc sông Hậu, sông Tiền… Tính toán làm ăn cũng dữ, cả bến và 3 – 4 chiếc cao tốc đang neo dưới đó là của gã đó”, anh bạn đi cùng cho biết. “Bám lấy sông mà sống”, Hưng nói vậy sau khi đặt ly rượu rồi nhìn xuống bến. Chính con sông này tạo cho Hưng ý tưởng và dựng nên cơ nghiệp hôm nay.


Có rất nhiều “cơ nghiệp” khác được dựng lên suốt dọc gần 65km hai bờ sông Hậu chảy qua Cần Thơ này. Chỉ riêng khúc sông ngay bến Ninh Kiều đã có gần chục du thuyền, có chiếc cao 3 – 4 tầng chở trên 400 khách đêm về như tòa nhà nổi, sáng rực cả vùng. Có chiếc trị giá hàng chục tỷ đồng trang bị cao cấp như khách sạn chưa kể cả trăm tàu cao tốc, ghe tàu du lịch lớn nhỏ… Sáng trưa chiều tối đều có tour phục vụ cho khách phiêu diêu sông nước.


“Mỗi năm gần triệu du khách đến với Cần Thơ thì hơn 2/3 đều “ngồi tựa mạn thuyền”, Giám đốc Trung tâm Điều hành hướng dẫn du lịch Cần Thơ Lâm Văn Sơn xác quyết như vậy.


Hấp dẫn Mekong


Chỉ một đoạn sông ngắn khoảng 140km của hạ Mekong nối Phnom Penh và Châu Đốc đã là một câu chuyện dài về văn hóa, lịch sử, kinh tế… Cung bậc thăng trầm của Mekong trải suốt lộ trình. Những bãi cát vàng, những cánh rừng nhiệt đới huyền bí, biển hồ Tonle lớn nhất Đông Nam Á, thành cổ Siem Reap với kỳ quan kiến trúc Angkor đặc sắc; những hàng dừa nước trải dài xanh ngắt, nền “văn hóa ghe xuồng” cùng nhịp sống thường nhật của cư dân châu thổ Cửu Long, nơi giao thoa văn hóa 4 dân tộc anh em…


dulichdbscl_nangsongnhbien_bai1_2


Sông nước Mekong luôn là yếu tố hấp dẫn du khách nước ngoài.


Từ năm 2007, Saigontourist và hãng Compagnie Fluviale de Mékong (CFM), một trong những hãng tàu du lịch đường sông được khách quốc tế ưa chuộng đã tổ chức chuyến du lịch đường sông theo hành trình Siem Reap – TPHCM – Siem Reap bằng tàu RV Toum Teav và tàu RV Lan Điệp. Khi trở thành đại lý du lịch và hàng hải tại Việt Nam của CFM (2008), các tàu của Saigontourist khiến dòng Mekong thêm dậy sóng.


Ngành du lịch đầu nguồn An Giang còn chủ động liên kết với TPHCM, các tỉnh trong khu vực cùng các tỉnh Takeo, Kandal, Shihanouk Ville, thủ đô Phnom Penh của bạn để nối tour tuyến du lịch xuôi dòng Mekong. Bến tàu Châu Đốc tập trung rất nhiều đơn vị, công ty (Phương Trang, Blue Cruiser, Hàng Châu, Victoria…) khai thác tuyến này. Thời gian vận chuyển nhanh nhất (cao tốc) là 4 giờ 30 và chậm nhất (tàu gỗ) là 6 giờ 30.


Đội thuyền Châu Đốc còn có hàng chục đò chèo và đò máy, mỗi ngày đón hàng trăm khách nước ngoài, trong đó có 80% khách đi theo tour Phnom Penh. Theo thống kê không chính thức, có thời điểm các tàu du lịch xuất hành từ Cần Thơ và Châu Đốc đi Phnom Penh, số lượng khách nước ngoài đạt 500 – 600 lượt mỗi ngày.








* Cuối năm 2010, cảng thủy nội địa hành khách Châu Đốc đã chính thức là cảng hành khách đầu tiên thuộc ĐBSCL đón nhận tàu thuyền hành khách Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài. Nơi đây đang chuẩn bị cho lễ khánh thành mở rộng, nâng cấp cầu cảng. Cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương có dự án lớn kêu gọi đầu tư. Cảng Mỹ Tho đã được nâng cấp với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới ADB. Sóc Trăng cũng vừa phê duyệt phương án kêu gọi đầu tư tuyến tàu khách du lịch cao tốc Trần Đề – Côn Đảo…

Thuyền trưởng tàu du lịch KV.Tunle Pandaw 2 tầng 33 phòng (đôi) Hoàng Xuân Hà hóm hỉnh: “Tàu này đa quốc gia. Chủ là người New Zealand, đóng ở Myanma nhưng mang quốc tịch Campuchia. Tàu chạy theo tuyến Siem Reap – TPHCM và ngược lại. Hơn 3.000 USD/khách cho tour 7 ngày; đặt chỗ qua mạng nhưng có khi phải đợi hàng tháng mới được xác nhận…”. Tần suất hoạt động của tàu ông 4 lần/tháng, nhận khách ở cả hai đầu; khách sẽ đi dọc theo sông Hậu, sông Tiền và sông Sài Gòn, dừng tham quan tại Châu Đốc, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, TPHCM. “Bắt đầu hoạt động từ năm 2003 nay công ty đã có 3 chiếc đang chạy trên tuyến này. Tháng 10 năm nay sẽ tung thêm 3 chiếc nữa. Các công ty khác cũng đang hối hả đóng tàu mới”, thuyền trưởng Hà nói.


Mekong ngày càng hấp dẫn. “Ben” (Benoit Perdu), người Pháp, bắt đầu từ một con tàu Bassac 3 tầng, 6 phòng ngủ chạy thử từ Cái Bè đến Cần Thơ và ngược lại nay đã mở công ty ở Cần Thơ với một đội tàu cao cấp phục vụ khách tham quan ĐBSCL và hướng đến thị trường Campuchia cùng hai nhà hàng lớn ven sông Hậu…


Tuy nhiên, đối với du lịch ĐBSCL, ngay đường sông, cho đến nay chỉ mới chủ yếu dừng lại ở hướng khai thác “nội địa”, những tour tuyến đi vào sông rạch nhỏ, kéo dài trong khoảng vài tiếng đồng hồ. Nếu tour đi từ Mỹ Tho lên, du thuyền sẽ neo lại Vĩnh Long tham quan các điểm cù lao, sau đó lên Sa Đéc ngủ đêm. Sáng hôm sau, thẳng lên Châu Đốc và chia tay khách ở đây, tàu tiếp tục chương trình đi Campuchia.


Nếu như tour từ Campuchia qua thì xe và hướng dẫn sẽ đón khách ở Châu Đốc, tham quan làng bè nuôi cá, làng Chăm, sau đó lên xe tham quan tuyến núi Sam, núi Cấm, rừng Trà Sư… Chiều, tàu sẽ xuôi sông Hậu và neo ngủ đêm tại sông Vàm Nao.Hôm sau tiếp tục hành trình về phía hạ lưu và neo ngủ lại Vĩnh Long, kết thúc tại Mỹ Tho.


Để phát triển du lịch đường sông còn nhiều việc phải làm như đầu tư bến bãi, phát triển đội tàu, mở tuyến, điểm tham quan, tạo nguồn khách cũng như phát triển hàng loạt dịch vụ đi kèm (nghỉ ngơi, mua sắm…).


URL:  http://www.sggp.org.vn/kinhte/2011/5/256564/


Xem thêm:


Du lịch ĐBSCL: Nặng sông, nhẹ biển (2)


Mở hướng để khởi sắc du lịch biển – đảo tại ĐBSCL




Xem đầy đủ bài viết tại http://www.metinfo.vn/blog/?p=6727

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts